Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY THẾ NÀO LÀ HỮU HIỆU ?



Bệnh dị ứng, nổi mề đay rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn,lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể.



Ảnh thực tế về biểu hiện của bệnh mề đay

Những người có cơ địa mẫn cảm thường phản ứng với các nguyên tố này, gây nên tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu, đôi khi có cảm giác nóng bừng, râm ran 1 vài nơi trên da. Sau đó trên những vùng da này xuất hiện các sẫn phù màu hồng, nổi rời lên trên bề mặt da. Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài milimet đến vài chục centimet. Hình dạng rất đa dạng: hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ, vết lằn, đôi khi miết tay lên da cũng sinh dị ứng đỏ rực, vệt kéo dài. Các vị trí có thể đơn độc hoặc liên kết thành đám rộng.

Các loại mề đay:

Thông thường,người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính.

• Mề đay cấp tính là bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

• Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân sâu xa là chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm,người nóng trong. Chức năng tiêu độc của Gan là một trong những chức năng quan trọng để chuyển hoá thức ăn. Trong quá trình chuyển hóa thức ăn, bộ máy tiêu hóa phân hủy thực phẩm sinh ra các chất độc (chất không mong muốn) nên Gan phải chuyển hoá các chất độc đó thành dạng vô hại và đẩy ra khỏi cơ thể theo 3 cách:đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi. Nếu chức năng gan kém sẽ kéo theo thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của hai bộ phận này suy yếu cộng với sức khoẻ giảm sút, cơ thể dễ dàng bị PHONG (gió) NHIỆT (nóng), THẤP (ứ nước) sẽ gây ra trứng cá, mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, dị ứng...

Điều trị:

Để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả điều trước tiên là nên tìm hiểu và xác định nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh. Tùy từng trường hợp sẽ có hướng điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng và cơn ngứa xuất hiện dày đặt, hoặc kèm theo những triệu chứng sốt, đau bụng thì tốt nhất nên đi khám ở những cơ sở y tế để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả tốt nhất. Đối với nổi mề đay mạn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp

Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ứng ( đặc biệt là hải sản ).

Cần kiêng các đồ ăn cay nóng, đặc biệt là hải sản

Đa phần các dạng bệnh dị ứng, nổi mề đay không gây nguy hiểm cho bệnh nhân ngoài những bất tiện trong cuộc sống vì mỗi khi phát tác sẽ gây cho người bệnh tình trạng ngứa ngáy khó chịu, mất thời gian đối phó và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số dạng bệnh dị ứng đặc thù như dị ứng hô hấp cấp có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả điều trước tiên là nên tìm hiểu và xác định nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh. Tùy từng trường hợp sẽ có hướng điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng và cơn ngứa xuất hiện dày đặt, hoặc kèm theo những triệu chứng sốt, đau bụng thì tốt nhất nên đi khám ở những cơ sở y tế để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả tốt nhất. Đối với nổi mề đay mạn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp

ĐÔI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH MỀ ĐAY



Mày đay (có nơi gọi là mề đay) là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ nội giới hoặc ngoại giới mà cơ thể không quen, không chịu được. Đại đa số trường hợp có liên quan tới cơ địa mẫn cảm di truyền (bố mẹ, anh chị em hoặc bản thân bị hen, eczema).



Triệu chứng của người bị bệnh mề đay

Triệu chứng mày đay khá điển hình. Tổn thương biểu hiện thành từng vết sẩn có đường kính 1-2 cm hoặc thành đám sẩn to, hình dáng bất kỳ, tròn hoặc vằn vèo, ranh giới rõ, gồ lên mặt da, màu đỏ, nắn cộm. Bệnh nhân ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, tổn thương mọng lên, nổi thêm nhiều đám khác. Vài giờ, vài ngày sau, các sẩn có thể lặn, không để lại di chứng gì trên da. Nhưng bệnh có xu hướng tái phát, rất thất thường, do nhiều yếu tố. Đợt nổi đầu tiên gọi là mày đay cấp; những đợt sau đó 4-8 tuần gọi là mày đay tái phát, mạn tính.

Các yếu tố gây mày đay rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.

Để chẩn đoán mày đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.

Đa số trường hợp mày đay là lành tính, chỉ gây ngứa ở mức độ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều đến trạng thái tâm thần kinh, làm bệnh nhân khó chịu, bực bội. Có trường hợp (rất hiếm gặp) mày đay cấp diễn biến theo kiểu sốc phản vệ, gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, có khi dẫn tới tụt huyết áp, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng, phải cấp cứu tích cực mới qua khỏi. Phù Quinck (một thể mày đay đặc biệt ở mặt, làm cả một vùng mặt sưng vù, cộm cứng, ngứa vừa phải) có thể gây phù nề thanh quản, khó thở. Nếu không kịp thời xử trí, chứng này có thể dẫn tới tử vong do suy hô hấp.

Cách điều trị

Khi bị mày đay, nên đi khám vì để lâu, mày đay sẽ thành mạn tính và khó chữa. Để điều trị các cơn mày đay sơ phát hoặc tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin kèm theo thuốc an thần, hiện có rất nhiều biệt dược như: Phenergan, Peritol, Zyrtec, Claristin... Khi cần, phải dùng cả đến thuốc cocticoit (Prednisolon, Cortancyl), kết hợp kháng sinh. Có trường hợp phải kết hợp tẩy giun sán, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, đại tràng nếu có. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mày đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.

Nên hạn chế bia, rượu và các chất kích thích

Hằng ngày, nên hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinh trung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Tư tưởng phải thoải mái, an tịnh, tránh quá lo lắng bi quan vì bệnh. Cố gắng chống gãi để không gây thêm tổn thương trên da. Người bị mày đay do lạnh, nên hết sức thận trọng khi đi tắm sông, tắm biển, đề phòng bị chuột rút rất nguy hiểm.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

NHỮNG MÓN ĂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY


Mề đay là một hiện tượng rất thường gặp trong mùa thu đông. Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay, đỏ, sưng phù và ngứa ngáy.




Người bị mề đay ở cánh tay

Mề đay có thể xuất hiện do yếu tố cơ địa dị ứng, do thời tiết hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cần tránh tối đa các yếu tố nguy cơ và đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc tốt cho người bệnh.


Cháo khổ qua

Cháo khổ qua - rau muống - tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín kỹ cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: khổ qua tính mát, thanh nhiệt chống dị ứng, dịu cơn ngứa và làm mát da; rau muống vị ngọt tính hơi hàn, tác dụng tiêu độc, nhuận cơ, sinh cơ, chống ngứa, tiêu phù, hoạt trường; tim lợn bổ tâm, kiện não; gạo tẻ bổ tỳ dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.


Cháo chi tử - hạt sen

Cháo chi tử - hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: hạt sen bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chi tử chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần. Gạo tẻ dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng. Bài này phù hợp với những người bị mề đay thể phong nhiệt với biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...


Cháo rau má - đậu xanh

Cháo rau má - đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, khi cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: rau má tính mát nhuận gan, mát phổi, kháng viêm, tiêu độc. Đậu xanh mát bổ, thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, giải độc rất tốt. Món này tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, nhuận huyết, tiêu độc, lợi gan mật..., rất phù hợp với những người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

BỆNH MỀ ĐAY CÓ PHẢI LÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?


Mày đay (có nơi gọi là bệnh mề đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh mề đay là tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, niêm mạc gây nên hiện tượng phù tại chỗ làm cho da bị phồng lên giống kiểu nổi da gà nhưng lại kèm theo ngứa tại nơi nổi da. Bệnh nổi mề đay có thể đơn thuần tại một vùng da, niêm mạc nào đó trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng và cũng có khả năng xuất hiện ở một số cơ quan khác gây nguy hiểm hơn.





Biểu hiện của người bị bệnh mề đay

 Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây nên bệnh mề đay rất phức tạp. Thông thường người ta hay gặp bệnh mề đay ở những cơ địa hay bị dị ứng, đặc biệt là những cơ địa hay dị ứng với thời tiết, lạnh, thức ăn như tôm, cua, cá, sữa, mỹ phẩm, xà phòng... biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên) như thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, phấn rôm, xà phòng, nước hoa hoặc do côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền. Bệnh mề đay có thể do di truyền nhưng dạng này chiếm tỷ lệ thấp còn chủ yếu là gặp loại mề đay mắc phải do một trong các nguyên nhân vừa nêu ở trên. Khi tiếp xúc với vật lạ (dị nguyên), cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất histamin này làm cho người bệnh bị ngứa và đồng thời cũng làm xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở, thậm chí nghẹt thở, đồng thời có thể làm giãn mạch máu gây hạ huyết áp, choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt này, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tính mạng người bệnh sẽ bị đe doạ... Cho đến nay chưa có công bố hoặc tài liệu nào nói rằng bệnh mề đay do lây nhiễm và vì vậy, bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.


Không phải các bệnh mày đay đều giống nhau

Bệnh mề đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính

- Mề đay cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Bệnh biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề não rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể xảy ra ở đường hô hấp gây khó thở, nghẹt thở có khi cần phải cấp cứu khẩn trương nếu không sẽ gây hậu quả rất xấu. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, tạm thời làm tụt huyết áp trong một thời gian ngắn gây hiện tượng khó chịu, choáng váng cũng rất cần cấp cứu kịp thời.

- Mề đay mạn tính: Khi bệnh xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít là biểu hiện của mề đay mạn tính. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mề đay thành vòng, thành vạch, mề đay xuất huyết, mề đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mề đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, hệ thống đường hô hấp như khí quản, phế quản, thanh quản (gây khản tiếng trong một thời gian rất nhanh). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh, khí quản tạm thời rất nguy hiểm phải cấp cứu khẩn cấp, đặc biệt gặp ở bệnh nhân có bệnh hen suyễn mạn tính.

Cách phòng bệnh mày đay


Nên dùng gang tay khi rửa bát, chén

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng là bệnh khỏi hẳn. Những người (nhất là trẻ em) có cơ địa dị ứng với những chất như phấn rôm, tôm cua, sữa, xà phòng tắm... cần phải được loại trừ, không nên dùng lặp lại như những lần trước khi dùng đã xảy ra hiện tượng mề đay. Nhiều trường hợp mỗi lần tiếp xúc với nước lạnh hoặc gặp thời tiết lạnh là nổi mề đay ngay, vì vậy cần mặc ấm mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Mỗi lần giặt quần áo, rửa chén, bát nên dùng găng tay loại có độ dày thích hợp. Khi đã bị mề đay một lần cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng. 


Hiện nay thuốc dùng trong điều trị bệnh mề đay có nhiều loại. Tuy vậy dùng thuốc gì, liều lượng ra sao, dùng trong bao lâu rất cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình. Đặc biệt đối với trẻ em khi bị mề đay cần dùng thuốc chống dị ứng, thầy thuốc sẽ cân nhắc nên dùng loại nào cho thích hợp với từng loại lứa tuổi, có những loại thuốc chống dị ứng rất tốt nhưng không dùng cho trẻ em hoặc có loại thuốc chống dị ứng chỉ được dùng cho lứa tuổi này mà không được dùng hoặc không nên dùng cho lứa tuổi khác...

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

TRỊ BỆNH MỀ ĐAY DẠNG PHONG HÀN

Biểu hiện: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù (nổi trên mặt da).


Phép chữa: Trừ phong, tán hàn, chống ngứa. 
Trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng bài thuốc 1 hoặc 2, bệnh nặng dùng bài thuốc 3 hoặc 4.

Mề đay nổi nhiều ở tay
Bài 1: Quả ké đầu ngựa (sao vàng, nghiền thành bột mịn). Ngày uống 3 lần mỗi lần 1-2g, chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc hòa vào rượu trắng uống.

Bài 2: Hương nhu 12g, phù bình 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.

Bài 3: Quế chi 6g; kinh giới, tía tô, mỗi vị 10g; hành 15g (để cả củ); gừng tươi 8g. Sắc với 800ml nước, đun còn 400ml, chia ra 2 lần uống sáng, chiều, lúc đói bụng.

Bài 4: Kinh giới, phòng phong, khương hoạt, quế chi, bạch thược mỗi vị 6g; xuyên khung 10g; cam thảo, gừng tươi mỗi thứ 5g; đại táo 5 trái. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng cho trường hợp bệnh phát nặng.

TRỊ MỀ ĐAY DẠNG NÓNG RÁT, NGỨA KỊCH LIỆT

Biểu hiện: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, ngứa kịch liệt, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo phát sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác (nhỏ nhanh).


Dạng phong nhiêt: nóng rát, ngứa kịch liêt


Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, chống ngứa.
Bài 1: Kim ngân hoa 12g, vỏ núc nác 12g, lá đơn đỏ (đơn mặt trời) 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.

Bài 2: Kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 6g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 3: Phù bình 16g, vỏ núc nác 12g, thuyền y (xác ve sầu) 10g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 4: Phù bình tía tươi 50g, lá muồng trâu tươi 20g. Sắc với 600ml nước đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 5: Lá đơn răng cưa, lá đơn đỏ, đơn tướng quân (sao đen), củ khúc khắc, kim ngân hoa mỗi vị 20g, cam thảo đất 20g (hoặc cam thảo bắc 8g); quả ké đầu ngựa (sao) 15g. Sắc với 1000ml, đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 6 (sơ phong thanh nhiệt thang): Tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, kim ngân hoa, liên kiều, xích thược mỗi vị 10g; trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc), cam thảo mỗi vị 5g; bạc hà 4g; thuyền y, đan bì mỗi vị 6g. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia thành 3 phần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng.

KHÔNG KIÊNG KỴ MỀ ĐAY SẼ TÁI PHÁT TRỞ LẠI

Mề đay (MĐ) thường được gọi là “phong chẩn”, là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da, do những mạch máu ở niêm mạc da bị giãn ra và tăng tính thẩm thấu… Vì vậy, việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng khi phát bệnh và đề phòng diễn biến xấu sau đó.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ
Trước hết người bệnh phải biết những thực phẩm nào gây nhạy cảm đối với bệnh này. Các loại protein động vật, dễ nhạy cảm nhất là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại, rồi đến các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả và những quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm…
Cần kiêng kỵ nhiều hải sản
Ngoài ra, một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các aldehyt chưa no (là một chất được sinh ra khi tiêu hóa chất béo và khi ăn các thức ăn rán bằng dầu mỡ) và các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, các gia vị, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà…

Những tác hại nếu không kiêng kỵ
Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản, thịt thủ lợn, đầu gà, nấm hương, nấm ăn, rau hương xuân, ớt, thức ăn dầu mỡ ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt.

Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát, ví dụ có một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy phải kiêng rượu nghiêm ngặt.

Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mề đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.

Đối với trường hợp mề đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.Vì vậy khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá trèm, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm.

Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ. Có một số thức ăn mà y học Trung Quốc cho là sinh phong động huyết như các thức gây phát, hải sản tanh, các chất cay, thì dù cấp tính hay mạn tính đều cần chú ý kiêng kỵ.

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Tóm lại, người bị bệnh mề đay nếu kiêng kỵ sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc đề phòng phát bệnh, làm khỏi bệnh và cũng là vấn đề then chốt cho người đang điều trị.