Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY THẾ NÀO LÀ HỮU HIỆU ?



Bệnh dị ứng, nổi mề đay rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn,lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể.



Ảnh thực tế về biểu hiện của bệnh mề đay

Những người có cơ địa mẫn cảm thường phản ứng với các nguyên tố này, gây nên tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu, đôi khi có cảm giác nóng bừng, râm ran 1 vài nơi trên da. Sau đó trên những vùng da này xuất hiện các sẫn phù màu hồng, nổi rời lên trên bề mặt da. Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài milimet đến vài chục centimet. Hình dạng rất đa dạng: hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ, vết lằn, đôi khi miết tay lên da cũng sinh dị ứng đỏ rực, vệt kéo dài. Các vị trí có thể đơn độc hoặc liên kết thành đám rộng.

Các loại mề đay:

Thông thường,người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính.

• Mề đay cấp tính là bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

• Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân sâu xa là chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm,người nóng trong. Chức năng tiêu độc của Gan là một trong những chức năng quan trọng để chuyển hoá thức ăn. Trong quá trình chuyển hóa thức ăn, bộ máy tiêu hóa phân hủy thực phẩm sinh ra các chất độc (chất không mong muốn) nên Gan phải chuyển hoá các chất độc đó thành dạng vô hại và đẩy ra khỏi cơ thể theo 3 cách:đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi. Nếu chức năng gan kém sẽ kéo theo thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của hai bộ phận này suy yếu cộng với sức khoẻ giảm sút, cơ thể dễ dàng bị PHONG (gió) NHIỆT (nóng), THẤP (ứ nước) sẽ gây ra trứng cá, mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, dị ứng...

Điều trị:

Để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả điều trước tiên là nên tìm hiểu và xác định nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh. Tùy từng trường hợp sẽ có hướng điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng và cơn ngứa xuất hiện dày đặt, hoặc kèm theo những triệu chứng sốt, đau bụng thì tốt nhất nên đi khám ở những cơ sở y tế để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả tốt nhất. Đối với nổi mề đay mạn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp

Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ứng ( đặc biệt là hải sản ).

Cần kiêng các đồ ăn cay nóng, đặc biệt là hải sản

Đa phần các dạng bệnh dị ứng, nổi mề đay không gây nguy hiểm cho bệnh nhân ngoài những bất tiện trong cuộc sống vì mỗi khi phát tác sẽ gây cho người bệnh tình trạng ngứa ngáy khó chịu, mất thời gian đối phó và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số dạng bệnh dị ứng đặc thù như dị ứng hô hấp cấp có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả điều trước tiên là nên tìm hiểu và xác định nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh. Tùy từng trường hợp sẽ có hướng điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng và cơn ngứa xuất hiện dày đặt, hoặc kèm theo những triệu chứng sốt, đau bụng thì tốt nhất nên đi khám ở những cơ sở y tế để chữa bệnh nổi mề đay dị ứng hiệu quả tốt nhất. Đối với nổi mề đay mạn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét